1/ Mô tả: Là phương pháp treo các tấm đá hở tường bằng hệ thống bát đở và râu pin inox. Số lượng, quy cách bát đã được tính toán sao cho hệ thống bát đở đủ khả năng chịu lực. Nó được thể hiện rõ trong bản vẽ thi công cho từng công trình. Độ hở giữa tường và mặt tấm đá từ 20mm đến 60 mm tùy thuộc vào độ sai lệch của phần thô. Râu inox Φ5mm, chốt Φ4 mm dùng để liên kết các tấm đá với nhau thành khối vững chắc. Râu, pin còn có tác dụng chịu tải trọng xô ngang tác dụng lên mặt đá. Các lỗ khoan gắn chốt (dowel), móc (anchor) đều được trám, chèn bằng EpoxyA+B (Keo chuyên dùng sử dụng trong ngành đá).
2/ QUI TRÌNH THI CÔNG:
2.1/ Khi hệ thống ốp fixing được gắn trên bêtông:
2.1.1/Công tác chuẩn bị:
a/ Vật tư gồm
Một số loại Bát inox
- Bát và ốc nở: Sử dụng inox 201 hoặc 304. Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ được phát hành.
- Râu, Pin: Râu inox Φ5mm, pin Φ4 mm. Số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ được phát hành.
- Keo: Đối với tường ngoài nhà bắt buộc phải sử dụng Keo Epoxy 2 thành phần
b/ Dụng cụ thi công
– Dụng cụ định vị đứng: Máy kinh vĩ hoặc dây dọi. Đối với dây dọi thì quả dọi phải bằng kim loại có đầu nhọn và đủ nặng. Không sử dụng các vật liệu tạm bợ làm quả dọi vì sai số sẽ lớn.
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy lazer 3à6 tia hoặc ống cân thủy.
- Máy khoan, máy cắt tay: Nên dùng máy khoan, máy cắt tay có thương hiệu như: Bosh;Hilti…nhằm đảm bảo độ an toàn và cho hiệu quả công việc cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nem, thước thủy, thước nhôm 2m …
2.1.2/ Công tác thi công
a/ Mặt tường thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (Sai lệch tim trục, sai lệch kích thước).các sai lệch này cần phải được báo cáo với Giam sát của công ty để thông báo cho Chủ Đầu Tư(CDT), Tư Vấn Giám Sát(TVGS) và phải thống nhất hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt.
b/ Các bước thực hiện:
Bước 1
Xác định tim trục: Dựa vào bản vẽ do công ty cung cấp, đội lắp đặt xác định tim trục thực tế. Kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay lập tức báo cáo với Giám sát của công ty để được giải quyết.
Bước 2
Căng dây thả dọi, Cân nước xác định cao độ (cos) chuẩn.
Bước 3
Khoan lổ trên tường bê tông. Lổ khoan phải sâu từ 80mmà100mm .Thổi sạch bụi lổ khoan.
Bước 4
Dùng keo Epoxy hai thành phần trám vào lổ khoan .Siết ốc nở và gắn bát theo đúng vị trí và chủng loại đã được phát hành.
Bước 5
Định vị vị trí bát sau lưng tấm đá.Xẻ lưng đá ngay vị trí này. Sau đó, ướm thử tấm đá lên. Nếu vị trí xẻ lưng đã đúng thì tiến hành trám keo ngay vị trí xẻ. Đặt tấm đá lên và cố định tấm đá bằng húc và nêm.
Bước 6
Xẻ cạnh đá để gắn pin: Cách thi công tương tự gắn bát.
Bước 7
Vệ sinh trét ron sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.
Các lưu ý
– Cần đảm bảo an toàn khi thi công trên cao: Đeo dây an toàn, đội mũ bảo hộ.
– Chống thấm lại những đường cắt tại công trình (nếu có).
2.2/ Khi hệ thống ốp fixing được gắn trên gạch block (chỉ áp dụng cho tường thấp < 4m và tường trong nhà):
– Do đặt thù của vật liệu gạch ống lổ rổng tương đối lớn. Vì vậy khi khoan lổ tiến hành các bước như sau:
– Chọn những nơi mạch vữa đứng hoặc ngang. Sau đó, công nhân tiến hành khoan thăm dò. Nếu như mạch vữa no và chắc chắn thì sẽ tiến hành cấy bát (hoặc râu) vào. Trường hợp mạch vữa không chắc chắn hoặc vị trí khoan lỗ không trùng với mạch vữa thì công nhân sẽ tiến hành khoan thẳng vào thớ thịt của gạch block.
– Có thể kiểm tra độ chịu lực của gạch block và mạch vữa trên công trình bằng cách sau:
+ Khoan lổ nơi cần bắt bát và râu.
+ Đặt ốc nở vào vị trí vừa khoan sau đó siết chặc ốc. Có hai trường hợp xảy ra:
a.T.H 1: Nếu lổ khoan trúng vào vị trí mạch hồ không no và chắc thì ốc nở sẽ không thể siết chặc hoặc sẽ bị bung ra trong lúc đang thao tác, những lổ khoan này sẽ bị loại bỏ.
b.T.H 2: Nếu khoan trúng vào vị trí mạch vữa no, chắc chắn thì ốc nở sẽ được siết chặt (lực siết chặt tương đương với khả năng chịu lực kéo của gạch block). Điều này sẽ đảm bảo cho việc chịu lực của gạch block khi gắn tấm đá vào.
Sau khi chọn được lỗ khoan, các thao tác còn lại sẽ làm tương tự như trường hợp gắn râu, bát vào bê tông. Vị trí gắn râu bát sẽ tùy thuộc vào phần thô (vì râu bát gắn dựa theo mạch vữa và kết cấu khối xây).
Công tác chuẩn bị và công tác thi công giống phần trên của qui trình thi công
Đối với các tường cao phải có phương án xử lý gạch block (bổ trụ hoặc giằng bêtông), hoặc sử dụng phương án gắn rọ keo bulông.
ỐP TƯỜNG BẰNG KEO
1. Mô tả: Là phương pháp ốp đá lên mặt phẳng vách đứng, chiều dày lớp keo từ 3mm đến 7mm.
Tường được trát phẳng có dung sai ±3mm.
Áp dụng cho tường toilet và các loại tường có chiều cao nhỏ hơn 4m.
Lưu ý: Quy cách đá sử dụng <=600mm.
2. Qui trình thi công:
2.1.1. Công tác chuẩn bị:
a. Vật tư gồm :
- Keo:Sử dụng keo Griton hoặc keo Mapei.
b. Dụng cụ thi công
– Dụng cụ định vị đứng: Máy kinh vĩ hoặc dây dọi. Đối với dây dọi thì quả dọi phải bằng kim loại có đầu nhọn và đủ nặng. Không sử dụng các vật liệu tạm bợ làm quả dọi vì sai số sẽ lớn.
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy lazer 3à6 tia hoặc ống cân thủy.
- Máy cắt tay: Nên dùng máy cắt tay có thương hiệu như: Bosh; Hilti…nhằm đảm bảo độ an toàn và cho hiệu quả công việc cao hơn.
– Các dụng cụ khác: Búa cao su,Thước thủy, thước nhôm 2m.
b .Công tác thi công :
Mặt tường thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (Sai lệch tim trục, sai lệch kích thước). Các sai lệch này cần phải được bá cáo với giám sát của công ty để thông báo với Chủ Đầu Tư( CDT), Tư Vấn Giám Sát (TVGS) và phải thống nhất hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt. Vì thi công ốp keo nên đòi hỏi bề mặt tô trát của tường phải tương đối chuẩn xác. Thông thường độ sai lệch theo chiều cao không quá 5mm/4m chiều cao. Góc ke hai cạnh liền kề không lệch quá 5mm.
Các bước thực hiện:
Bước 1
Xác định tim trục: Dựa vào bản vẽ được cung cấp, đội lắp đặt xác định tim trục thực tế. Kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay lập tức báo cáo với giám sát của công ty để được giải quyết.
Bước 2
Căng dây thả dọi, cân nước xác định (cos) cao độ chuẩn. Ghém xác định mặt hoàn thiện đá.
Bước 3
Định vị vị trí viên đá đầu tiên.Sau đó, trộn keo, keo trộn gồm hỗn hợp keo và nước được trộn đều đúng tỉ lệ trong bảng hướng dẫn sử dụng. Dùng cạnh thẳng của bay răng cưa trải một lớp vữa mỏng lên bề mặt thi công, dùng cạnh có răng cưa kéo nghiêng trên bề mặt lớp vữa để tạo lớp vữa có chiều dày đồng đều và phù hợp với chiều dày cao độ hoàn thiện của viên đá.
Bước 4
Đặt viên đá lên lớp keo, dùng búa cao su đóng xuống theo đúng cao độ hoàn thiện đã xác định từ trước.Kiểm tra cao độ viên đá, độ đặc, chắc của lớp keo.
Bước 5
Từ viên đá chuẩn này sẽ lắp các viên đá kế tiếp theo đúng trình tự các bước nêu trên.
Bước 6
Vệ sinh trét rong sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực
Lưu ý
– Bề mặt tường, đá không dính bụi bẩn, không bám dầu mỡ và các tạp chất khác khi trát keo.
– Ngay sau khi trải lớp vữa theo cách mô tả ở phương pháp thi công bên trên, nhanh chóng đặt viên đá vào vị trí cần dán.Ấn nhẹ để đảm bảo keo phủ đều lên mặt sau của viên đá.
– Trong quá trình dán đá, không để lớp keo đã trát tạo màng (Bị ninh kết) làm ảnh hưởng đến khả năng bám dính của vữa. Nếu lớp vữa bị tạo màng, dùng bay răng cưa kéo lại theo cách ở trên, không được dùng nước để làm ẩm keo vì sẽ làm mất khả năng bám dính của keo.
Chống thấm lại những đường cắt tại công trình (nếu có).