Đá ốp lát ở nước ta đã được ra đời trên nghìn năm, bằng bàn tay, trí óc của các nghệ nhân đã khai thác, đục, đẽo, chế tác ra nhiều sản phẩm đá granite, cẩm thạch góp phần xây dựng nên nhiềucông trình kiến trúc cổ đại. Trong những năm gần đây đá ốp lát đã dần dần phát triển thành ngành công nghiệp. Từ sản lượng nhỏ bé 0,2 triệu m2 vào năm 1990, lên 0,5 triệu m2 vào năm 1995 và 1,52 triệu m2 năm 2000, đến nay đã tăng lên 6,5 triệu m2 tăng gấp 32 lần so với năm 1990.
1. Tổng quan về thực trạng thị trường đá ốp lát Việt Nam
Đá ốp lát ở nước ta đã được ra đời trên nghìn năm, bằng bàn tay, trí óc của các nghệ nhân đã khai thác, đục, đẽo, chế tác ra nhiều sản phẩm đá granite, cẩm thạch góp phần xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc cổ đại. Trong những năm gần đây đá ốp lát đã dần dần phát triển thành ngành công nghiệp. Từ sản lượng nhỏ bé 0,2 triệu m2 vào năm 1990, lên 0,5 triệu m2 vào năm 1995 và 1,52 triệu m2 năm 2000, đến nay đã tăng lên 6,5 triệu m2 tăng gấp 32 lần so với năm 1990.
Nhiều trung tâm khai thác chế biến đá hoa cương đã hình thành ở các địa phương, nổi bật nhất là tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên và một số tỉnh, miền Đông Nam bộ,… Ngày nay, thực trạng đá ốp lát ở nước ta rất đa dạng và phong phú, về màu sắc có: đỏ, đen, hồng, xanh, xám, trắng, lục…Kích thước lớn nhỏ khác nhau 10 x 10 x 10 cm, 10 x 20 x 4 cm, 30 x 50 x 10 từ 30 x 30 cm, 40 x 40 cm, 50 x 50 cm, 60 x 60 cm và lớn hơn theo yêu cầu kiến trúc, chất lượng đá khác nhau từ đá granite, đá cẩm thạch đến đá bazan, đá gabro,…đáp ứng nhu cầu xây dựng cho mọi công trình, thay thế hàng nhập khẩu loại đá cao cấp cho các công trình kiến trúc hiện đại. Đá ốp lát Việt Nam được sử dụng rộng rãi trong nhà, ngoài nhà, tường rào, lát vỉa hè đường phố.
Đá ốp lát nước ta không chỉ lưu thông trên thị trường nội địa mà còn xuất khẩu ra nước ngoài được thị trường thế giới ưa chuộng và đã có mặt trên thị trường của 85 nước và vùng lãnh thổ.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 99.317.547 USD so với năm 2001 tăng gấp 7,2 lần; với tốc độ tăng trưởng bình quân 38,5% năm. Xuất khẩu lớn nhất là Công ty Vinastone
Trong số 87 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu đá ốp lát Việt Nam, chỉ có 15 nước có kim ngạch nhập khẩu trên 1 triệu USD, 22 nước có kim ngạch nhập khẩu trên 100.000 USD, còn hơn 48 thị trường có kim ngạch dưới 100.000 USD. Tổ chức xuất khẩu của ta do nhiều đơn vị cùng làm với kim ngạch nhỏ bé, phân tán không có sức mạnh tổng hợp, sức cạnh tranh còn yếu, chưa đủ sức vào các thị trường lớn. Ngoại trừ công ty Vinastone sản xuất và xuất khẩu đá ốp lát thạch anh nhân tạo trực tiếp 16 triệu USD năm 2007 và 22 triệu USD năm 2008.
Đá xây dựng xuất khẩu:
Có 87 thị trường các nước vùng lãnh thổ
Kim ngạch xuất khẩu: năm 2007 là 99.317.547 USD
Có 15 nước kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 triệu trở lên
2. Về tổ chức khai thác, chế biến đá ốp lát
Trừ một số mỏ cấp cho các công ty có năng lực tổ chức khai thác lớn với trang thiết bị cơ giới có thiết bị cưa, cắt, khoan, nêm, tách theo công nghệ trung bình, còn đa số các mỏ được cấp cho các chủ, xí nghiệp nhỏ không đủ năng lực tổ chức khai thác manh mún, khai thác theo phương pháp thủ công, không có thiết kế, không theo đúng quy chuẩn khai thác mỏ đá ốp lát mà tiến hành khoan nổ bắn mìn nêm phá nát làm rạn nứt khối đá, phá nát mỏ đá, do đó không thu được đá chất lượng tốt, khối lượng lớn.
Về chế biến đá, ngoại trừ một số công ty lớn có năng lực trang thiết bị như thiết bị cưa, xẻ mài, đánh bóng hiện đại, sử dụng máy cưa dây, cưa dàn, máy mài liên tục 10-16 đầu mài tự động, máy cắt mài cạnh chuẩn xác, sản phẩm đạt chất lượng cao cấp, kích thước lớn. Còn lại đa số xí nghiệp nhỏ dùng công nghệ cũ, kết hợp cơ giới và thủ công sản xuất sản phẩm kích thước nhỏ, chất lượng không đồng nhất, thiếu sức cạnh tranh, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, không vào được các công trình xây dựng cao cấp.
3. Về tiềm năng phát triển
Tiềm năng khoáng sản để sản xuất đá ốp lát của nước ta rất đa dạng phong phú về chủng loại đá granite, đá cẩm thạch, đá gabro, đá bazan, đá marble, thạch anh màu sắc các loại: màu đỏ, vàng, trắng, hồng, xanh, lục, đen,… với trữ lượng rất lớn, theo tài liệu tìm kiếm thăm dò của 6 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ, có 325 mỏ, với trữ lượng tìm kiếm là 37 tỉ m3, đến nay chưa có khảo sát đầy đủ, chỉ khảo sát một số lượng mỏ rất nhỏ do các chủ xí nghiệp khảo sát để khai thác. Dự kiến trữ lượng có thể khai thác được trên 4 tỉ m3. Đây là một trữ lượng đá rất lớn có thể khai thác, chế biến hàng trăm tỷ m2 đá ốp lát phục vụ xây dựng đất nước và xuất khẩu lâu dài.
Về thị trường tiêu thụ đá ốp lát ngày càng mở rộng theo khuynh hướng “kiến trúc thân thiện với môi trường” dùng đá xây dựng, đá ốp lát trong nhà, sân vườn, làm hàng nội thất tạo ra môi trường mát mẻ đưa cuộc sống gắn liền với thiên nhiên. Cộng với những yếu tố khác lượng đá ốp lát tiêu thụ nội địa ở nước ta tăng hàng năm từ 25 – 30% và trong tương lai là thị trường tiêu thụ lớn. Đồng thời thị trường tiêu thụ đá toàn cầu cũng tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch xuất nhập khẩu đá ốp lát toàn cầu tăng nhanh năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu dự kiến 26 tỉ USD tăng 2 lần so với năm 2001.
Kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát của nước ta trong những năm qua tuy có tăng trưởng nhanh, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu toàn cầu từ 0,23% lên 0,793%, (xem bảng 3) đá ốp lát Việt Nam đã cắm chân ở một số thị trường quan trọng để làm bàn đạp cho xuất khẩu. Đây là thị trường rộng mở cho ngành đá ốp lát Việt Nam thâm nhập trong bối cảnh hội nhập quốc tế (năm 2006 Trung Quốc xuất khẩu 1,482 triệu tấn đá ốp lát với kim ngạch xuất khẩu 2,869 tỉ USD chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu đá toàn cầu).
4. Cơ hội đầu tư phát triển đá ốp lát Việt Nam
Như phân tích ở trên, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đá ốp bếp rất phong phú, đa dạng, thị trường tiêu thụ nội địa và nước ngoài rất rộng lớn, lại có nguồn lao động dồi dào, có năng khiếu tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật. Đây là những tiềm năng to lớn để phát triển. Hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO tham gia vào thị trường toàn cầu không chỉ có xuất khẩu mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu đá khối có chất lượng tốt, màu sắc đẹp mà nước ta không có để về gia công chế biến cung cấp cho thị trường trong nước, đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài, tăng năng lực cạnh tranh của đá ốp lát Việt Nam trên thị trường Quốc tế.